Bị vết thương hở có nên ăn khoai lang không?
Khi có vết thương hở, ngoài các biện pháp chăm sóc vết thương thì người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tránh hiện tượng nhiễm trùng. Vậy bị vết thương hở có nên ăn khoai lang không? Hãy cùng các chuyên gia giải đáp chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.
- 1. Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
- 2. Bị vết thương hở có nên ăn khoai lang không?
- 3. Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
- 4. Những lưu ý ăn khoai lang khi bị vết thương hở
- 5. Bị vết thương hở không nên ăn gì?
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang được biết đến là thực phẩm quen thuộc được trồng ở nhiều nơi tại Việt Nam. Khoai lang cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng, cần thiết cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Theo nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dưỡng có trong 200g khoai lang:
- Lượng calo:180
- Carbs: 41,4g
- Protein: 4g
- Chất béo: 0,3g
- Chất xơ: 6,6g
- Vitamin A: 769% giá trị hàng ngày
- Vitamin C: 65% giá trị hàng ngày
- Manga: 50% giá trị hàng ngày
- Vitamin B6: 29% giá trị hàng ngày
- Kali: 27% giá trị hàng ngày.
- Axit pantothenic: 18% giá trị hàng ngày
- Đồng: 16% giá trị hàng ngày
- Niacin: 15% của giá trị hàng ngày
Bị vết thương hở có nên ăn khoai lang không?
Những người có vết thương trên da hoặc đối tượng mới trải qua phẫu thuật thường thắc mắc bị vết thương hở có nên ăn khoai lang không.
Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe vì vậy có thể khẳng định người bị vết thương hở có thể sử dụng khoai lang trong thực đơn hàng ngày giúp tái tạo tế bào và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Có nên ăn khoai lang khi bị vết thương hở không?
Tuy nhiên, không nên lạm dụng khoai lang là món ăn chính, không ăn khoai lang sống. Đặc biệt, khi cảm thấy chướng bụng, đầy hơi thì nên ngừng sử dụng khoai lang để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tốt nhất nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp luyện tập thể thao để tăng cường hệ miễn dịch, từ đó đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc chữa lành vết thương.
Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
Khoai lang không chỉ có tác dụng tốt đối với vết thương, nhiều thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang còn có thể chữa bệnh. Các nhà khoa học đã xác định rằng khoai lang chứa nhiều đặc tính chống viêm, chống tiểu đường và chống ung thư. Dưới đây là những lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe.
- Khoai lang giàu vitamin A: Trong khoai lang có chứa tiền chất vitamin A không chỉ giúp cho thị lực , tầm nhìn được rõ ràng mà còn là chất chống oxy hóa mạnh ngăn ngừa các bệnh ung thư và làm chậm quá trình lão hóa da.
- Vitamin C có trong khoai lang là một trong những chất có vai trò quan trọng. Đối với những người bị vết thương hở hoặc người mới mổ thì ăn khoai lang giúp tăng cường quá trình làm lành vết thương, kích thích hình thành collagen giúp duy trì sự đàn hồi và trẻ trung của da.
- Khoai lang giàu chất sắt hỗ trợ sự chuyển hóa protein và tăng khả năng miễn dịch của hệ tiêu hóa. Thiếu sắt thường dẫn đến cơ thể người bệnh mệt mỏi, thiếu máu,… Do đó, khi bị thương hay mới mổ thì nên ăn uống và bổ sung khoai lang vào thực đơn hàng ngày.
- Khoai lang giàu magie: Trong khoai lang có chứa một lượng magie rất thiết yếu cho có thể. Magie rất cần thiết cho sự hình thành động mạch, xương, cơ, tim và giúp cho quá trình tuần hoàn máu một cách linh hoạt, nhờ đó mà sự tái tạo các mô tế bào tại vết thương nhanh phát triển và hình thành.
- Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh các bệnh về hệ thống đường ruột. Trong khoai lang chứa lượng chất xơ dồi dào rất tốt cho người bị táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa khác.
Những lưu ý ăn khoai lang khi bị vết thương hở
Bị vết thương hở có nên ăn khoai lang không? Câu trả lời là Có. Ăn khoai lang tốt cho sức khỏe và giúp vết thương nhanh lành hơn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ăn khoai lang sai cách khiến vết thương mưng mủ và gặp các biến chứng xấu. Vì vậy, cần lưu ý những điểm sau nếu ăn khoai lang khi có vết thương hở:
- Không ăn quá nhiều khoai lang khi đói
Hàm lượng đường và chất xơ trong khoai khá cao, nếu ăn khi bụng đói gây cảm giác đầy bụng, đầy hơi, trướng bụng rất khó chịu. Nếu bị vết thương rất dễ bị căng da, đau nhức và lâu lành hơn.
- Không ăn khoai lang sống
Khoai lang là thực phẩm chứa tinh bột nhưng cần được nhiệt phá hủy mới có thể dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa. Vì vậy, ăn khoai lang sống rất khó tiêu hóa, đầy bụng, ở chua,… đặc biệt với người bị thương cơ thể còn yếu. Khi khoai lang được nấu chín thì các chất Enzyme mới được phân hủy và giảm thiểu các tác hại nói trên. Vì vậy, tuyệt đối không ăn khoai lang sống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những lưu ý ăn khoai lang khi bị vết thương hở
- Không ăn khoai lang cùng hồng
Các chất tanin và pectin trong quả hồng sẽ khó hoà tan và đào thải. Đặc biệt, các tinh bột trong khoai lang dễ làm tăng tiết dịch dạ dày. Nếu kết hợp hồng với khoai lang sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hấp thu kém các chất dinh dưỡng. Nhiều trường hợp nặng có thể viêm loét, xuất huyết dạ dày.
- Không ăn cà chua cùng khoai lang
Cà chua chứa nhiều các Axit hữu cơ, khi ăn cùng với khoai lang có thể làm tăng cao lượng Axit trong dạ dày gây nguy cơ viêm loét cao. Do đó, cần hạn chế kết hợp hai thành phần này trong thực đơn bữa ăn.
Không ăn khoai lang với cà chua
- Không ăn cua, ghẹ cùng khoai lang
Cả chu, ghẹ đều ở trong nhóm hải sản có tính hàn và vị tanh. Người bị vết thương hở hoặc sau phẫu thuật hệ tiêu hóa chưa ổn định nên việc ăn chung cua với khoai lang nhiều chất xơ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.
- Không ăn khoai lang mọc mầm
Khoai lang khi để ở nơi ẩm thấp rất dễ mọc mầm, xuất hiện đốm đen ngoài vỏ. Các hiện tượng này dễ sinh ra độc tố và có thể gây ngộ độc khi ăn. Vì vậy, cả những người bị vết thương hở hoặc không bị thương thì cũng không được ăn khoai lang đếu phát hiện những dấu hiệu mọc mầm hoặc đốm đen.
- Không ăn khoai lang thay bữa chính
Với các chị em hay bất kỳ ai có nhu cầu giảm cân chắc chắn không thể thiếu khoai lang trong thực đơn. Ăn khoai lang rất dễ no mà lượng calo hấp thụ ít nên hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ tốt. Tuy nhiên khi bị thương, cơ thể cần bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy không nên xem khoai lang như món chính mà nên kết hợp với đa dạng các thực phẩm khác như thịt, cá, trứng.. để có nhiều dưỡng chất hơn.
Bị vết thương hở không nên ăn gì?
- Rau muống: Đây là thực phẩm bổ dưỡng có tính mát nhưng nó lại có chất madecassol cao. Chất này có khả năng làm đầy vết thương nhanh chóng khiến da dễ bị sẹo lồi. Do đó, để tránh sẹo lồi không nên sử dụng thực phẩm này khi có vết thương hở.
- Hải sản: Hải sản được coi là một loại thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng nhất cho cơ thể, tuy nhiên khi bị khâu vết thương loại thực phẩm này lại không tốt chút nào. Vì khi ăn hải sản hoặc đồ tanh sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho vết thương. Chính vì vậy khi bị thương không nên ăn hải sản để tránh làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và hình thành sẹo về sau.
- Thịt gà: Khi có vết thương hở ăn thịt gà sẽ khiến vết thương lâu lành hơn và ngứa khi mọc da non.
- Trứng: Do trứng có đặc tính đẩy nhanh quá trình tăng sinh mô sợi collagen là đùn da thừa dẫn tới sẹo lồi.
Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bị vết thương hở có nên ăn khoai lang không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Cập nhật lần cuối: 20.03.2023
Dương vật chảy mủ màu vàng là hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Vậy dương vật […]
Đọc tiếpSùi mào gà là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, rất dễ lây lan và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là các nốt mụn thịt màu hồng nhạt, mềm ở vùng sinh dục, khi cọ xát mạnh thì các nốt mụn này […]
Đọc tiếpKhi có vết thương hở, bên cạnh việc chăm sóc và xử lý vết thương đúng cách thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp thì sẽ giúp cho quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh […]
Đọc tiếpKhoai lang từ lâu đã được biết đến với công dụng giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, món khoai lang sấy cũng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm món ăn vặt hàng ngày. Ăn khoai lang sấy nhiều có béo không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy […]
Đọc tiếpKhoai lang là thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, do khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường nên những người đang có vấn đề về cân nặng thường e ngại. Vậy 1 củ khoai mang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không? Hãy cùng các chuyên gia giải […]
Đọc tiếp- Tiến sĩ – Bác sỹ Cao cấp – Thầy thuốc ưu tú chuyên khoa Nam học – Tiết niệu.
- Nguyên là giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Phó Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam.
- Ủy viên thường vụ Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam.
- Phó chủ tịch Hội Tiết niệu- Thận học miền Bắc.
- Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng là bác sỹ chuyên khoa nam học có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục của nam giới (viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh – tinh hoàn, viêm túi tinh, …), các bệnh rối loạn chức năng tình dục (rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, …), các rối loạn phát triển cơ thể (hẹp bao quy đầu, xơ ngắn phanh bao quy đầu, cong vẹo dương vật, …), các bệnh về lão hóa (mãn dục, u tuyến tiền liệt, …), hiếm muộn và vô sinh(suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tìm thấy nguyên nhân: giãn tĩnh mạch tinh, các tổn thương của tinh hoàn, …; suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng không tìm thấy nguyên nhân và không có tinh trùng trong tinh dịch).
-
Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng còn có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh của hệ tiết niệu (các bệnh về sỏi: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi kẹt niệu đạo; các bệnh lý về khối u: ung thư thận, ung thư niệu quản, ung thư bàng quang, ung thư niệu đạo, ung thư dương vật, ung thư tinh hoàn; các dị dạng: hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, niệu quản phình to, niệu quản đổ lạc chỗ, …; viêm cơ quan tiết niệu: viêm bể thận-thận, viêm bàng quang, …), các bệnh lý cấp cứu về sinh dục-tiết niệu (xoắn tinh hoàn, cương đau dương vật kéo dài, vỡ vật hang, chấn thương tinh hoàn, …, chấn thương thận, vỡ bàng quang, đứt niệu đạo, …).