Khoai mì bao nhiêu calo? Ăn khoai mì có mập không?
Khoai mì là một trong những thực phẩm được nhiều gia đình ưa chuộng vì giá thành thấp, hàm lượng dinh dưỡng khá đáng kể. Tuy nhiên, không ít người lo ngại ăn khoai mì có thể gây béo. Khoai mì bao nhiêu calo? Ăn khoai mì có mập không? Cùng tìm hiểu về hàm lượng calo trong khoai mì ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
- 1. Khoai mì bao nhiêu calo?
- 2. Các món ăn từ khoai mì bao nhiêu calo?
Khoai mì bao nhiêu calo?
100g khoai mì bao nhiêu calo?
Calo là đơn vị được dùng để đo lường mức năng lượng mà thực phẩm cung cấp. Tính toán mức calo hợp lý có thể giúp một người duy trì cân nặng của mình hoặc có thể tăng giảm cân theo ý muốn.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, tính trung bình, 100 gram khoai mì có thể cung cấp 112 calo.
100g khoai mì bao nhiêu calo?
Nhìn chung, khoai mì là loại thực phẩm cung cấp hàm lượng calo khá đáng kể. Do đó, nếu ăn quá nhiều khoai mì có thể gây dư calo, khiến bạn mập lên. Theo khuyến cáo, một người không nên ăn quá 200 gram khoai mì mỗi ngày.
XEM THÊM:
Các giá trị dinh dưỡng nổi bật khác của khoai mì có thể kể đến là:
- Carbohydrate: Cung cấp 27 gram
- Chất xơ: cung cấp 1 gram
- Vitamin B1: 20% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
- Phốt pho: 5% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
- Canxi: 2% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
- Vitamin B2: 2% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
Ngoài ra, khoai mì cũng chứa một lượng nhỏ các chất như sắt, vitamin C, vitamin B3.
Các món ăn từ khoai mì bao nhiêu calo?
Khoai mì hấp nước cốt dừa
Khoai mì hấp nước cốt dừa là món ăn rất hấp dẫn, vị thơm của nước cốt dừa cùng với vị béo béo của khoai có thể làm thỏa mãn những thực khách khó tính nhất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, món ăn này trung bình có thể cung cấp khoảng 200 – 250 calo.
Khoai mì hấp nước cố dừa bao nhiêu calo?
Nguyên liệu làm món ăn này gồm có 2kg khoai mì, 100 gram muối, 1 muỗng canh đường phèn, 150 gram lạc rang lột vỏ, 50 gram mè rang, 500 ml nước dừa tươi, 400 ml nước cốt dừa, dừa nạo, lá dứa,…
Cách làm khoai mì hấp nước cốt dừa như sau:
- Bước 1: Tiến hành gọt vỏ khoai mì, cắt khúc vừa đủ ăn, ngâm trong nước muối pha loãng từ 2 đến 4 giờ (tốt nhất là để qua đêm). Sau đó rửa lại với nước sạch, để ra rổ cho ráo nước.
- Bước 2: Tiến hành cho khoai mì lên nồi nấu cùng 500ml nước dừa, 1 lá dứa cùng 1 muỗng cà phê muối. Đậy nắp lại, khi sôi bật nhỏ lửa, đun liu riu trong thời gian khoảng 30 phút.
- Bước 3: Cho lạc rang, mè rang, 1 muỗng canh muối cùng 1 muỗng canh đường vào máy xay nhuyễn.
- Bước 4: Khi nước dừa trong nồi gần hết, đổ thêm 350ml nước cốt dừa. Cho thềm phần dừa nạo vào. Đậy nắp lại và tiếp tục nấu cho đến khi nước cốt dừa gần rút hết.
- Bước 5: Tắt bếp, mang khoai mì ra và thưởng thức.
Chè khoai mì
Chè khoai mì là món ăn vặt để giải nhiệt tốt trong mùa hè. Trung bình, một cốc chè khoai mì có thể cung cấp khoảng 300 calo. Mức calo có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên liệu nấu thêm vào.
Chè khoai mì bao nhiêu calo?
Nguyên liệu làm chè khoai mì gồm có: 500 gram khoai mì, nước, 15 gram muối, 20 gram lá dứa, 150 gram đường thốt nốt, 20 gram gừng, 10 gram bột sắn dây, 50 gram cơm dừa non, 10 gram mè rang.
Cách làm chè khoai mì như sau:
- Bước 1: Ngâm khoai mì trong nước muối với tỷ lệ 1 lít nước với 15 gram muối ít nhất 2 giờ.
- Bước 2: Cho khoai mì vào nồi hấp cùng với lá dứa cho đến khi khoai mềm vừa phải. Khoai lấy ra để nguội, bỏ phần lõi ở giữa, cắt khoai thành từng lát vừa ăn.
- Bước 3: Tiến hành cho đường thốt nốt vào nồi đun cùng 500 ml nước. Cho gừng vào và khuấy đều tay cho đến khi nước sôi lên.
- Bước 4: Cho tất cả khoai mì vào nấu trong khoảng 20 phút.
- Bước 5: Làm hỗn hợp bột sắn dây gồm 10 gram bột sắn khuấy cùng với 30 ml nước.
- Bước 6: Sau khi khoai mì được nấu khoảng 20 phút, đổ hỗn hợp bột sắn dây vào và khuấy đều.
- Bước 7: Để lửa liu riu, nấu trong 2-3 phút thì tắt lửa, múc chè ra bát và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Bánh khoai mì nướng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100 gram bánh khoai mì nướng có thể cung cấp khoảng 256 kcal.
Nguyên liệu làm bánh khoai mì nướng gồm có 1 kg khoai mì, 700ml nước cốt dừa, 150 gram sữa đặc, 250 gram đường, 125 gram bột năng, 2 quả trứng gà, 50 gram đậu xanh, 50 gram bơ, vani.
Cách làm bánh khoai mì nướng như sau:
- Bước 1: Gọt vỏ khoai mì, ngâm khoai mì với nước muối trong thời gian tối thiểu 2 tiếng. Cắt khoai mì thành từng khúc nhỏ rồi sử dụng máy xay để xay.
- Bước 2: Trộn khoai mì xay với 50 gram đậu xanh nấu chín, 250 gram đường, 125 gram bột năng, 2 lòng đỏ trứng gà, 150 gram sữa đặc, 50 gram bơ đã nấu chảy trộn đều. Sau đó cho thêm 700 ml nước cốt dừa và 1 ống vani nhỏ và tiếp tục trộn.
- Bước 3: Cho hỗn hợp vào khuôn, đưa vào lò nướng. Lấy ít bơ hoặc dầu ăn phết vào phần khuôn nhằm khi lót giấy vào sẽ lấy bánh ra dễ dàng hơn. Nướng bánh ở nhiệt độ từ 170 – 175 độ C, nướng từ 60 đến 70 phút.
- Bước 4: Hết thời gian nướng, lấy bánh ra, để nguội và thưởng thức.
Bánh tằm khoai mì
Trung bình, bánh tằm khoai mì sẽ cũng cấp khoảng 360 calo cho 100 gram.
Bánh tằm khoai mì bao nhiêu calo?
Nguyên liệu làm để làm bánh tằm khoai mì như sau: Chuẩn bị 2 kg khoai mì, bột năng 100 gram, dừa nạo 200 gram, nước cốt dừa 100 ml, nước cốt lá dứa 20 ml, 20 ml nước cốt dành dành, 1 lá chuối, đường trắng 150 gram, muối vừa đủ.
Cách làm bánh tằm khoai mì như sau:
- Bước 1: Khoai mì tiến hành bào vỏ, cắt thành các khúc, ngâm trong nước muối pha loãng tối thiểu 2 giờ. Vớt ra, để ráo, cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp đến, cho khoai mì đã được bào nhuyễn vào túi vải, vắt cho khô, phần xác khoai thì để ra thau.
- Bước 2: Bạn tiến hành cho vào thau khoai mì cùng với 150 gram đường, 100 gram bột năng, 100ml nước cốt dừa, trộn đều các hỗn hợp lại với nhau nhé. Bạn chia đều hỗn hợp khoai mì thành ba phần bằng nhau, phần đầu tiên bạn sẽ để nguyên, một phần bạn sẽ trộn với 20ml nước cốt dành dành, một phần khoai mì còn lại bạn sẽ tiến hành trộn với 20ml nước cốt lá dứa.
- Bước 3: Lần lượt dàn đều phần khoai mì thành các lớp mỏng hình chữ nhật. Chuẩn bị sẵn nồi và xửng hấp, xếp lá chuối rồi đến khoai mì vào xửng hấp, hấp trong khoảng thời gian 20 phút với lửa nhỏ cho đến khi khoai trong lại là đạt tiêu chuẩn.
- Bước 4: Đợi cho khoai mì nguội hẳn khoảng 15 phút, sau đó bạn cắt bánh thành sợi mỏng vừa đủ ăn.
- Bước 5: Đậu phộng rang tiến hành giã nhỏ, thêm vào đó khoảng 50 gram đường, 10 gram mè rang cùng với 5gram muối và trộn đều các nguyên liệu với nhau.
- Bước 6: Cho phần bánh tằm ra đĩa, rắc lên đó 1 lớp dừa bào, 1 lớp đậu phộng là có thể có thưởng thức.
Trên đây là giải đáp khoai mì bao nhiêu calo? Ăn khoai mì có mập không? Nếu bạn có thắc mắc liên quan tới sức khỏe cần được bác sĩ tư vấn, đừng ngần ngại để lại thông tin liên hệ [TẠI ĐÂY] hoặc gọi HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 nhé.
Cập nhật lần cuối: 14.03.2023
Dương vật chảy mủ màu vàng là hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Vậy dương vật […]
Đọc tiếpSùi mào gà là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, rất dễ lây lan và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là các nốt mụn thịt màu hồng nhạt, mềm ở vùng sinh dục, khi cọ xát mạnh thì các nốt mụn này […]
Đọc tiếpKhi có vết thương hở, bên cạnh việc chăm sóc và xử lý vết thương đúng cách thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp thì sẽ giúp cho quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh […]
Đọc tiếpKhoai lang từ lâu đã được biết đến với công dụng giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, món khoai lang sấy cũng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm món ăn vặt hàng ngày. Ăn khoai lang sấy nhiều có béo không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy […]
Đọc tiếpKhoai lang là thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, do khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường nên những người đang có vấn đề về cân nặng thường e ngại. Vậy 1 củ khoai mang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không? Hãy cùng các chuyên gia giải […]
Đọc tiếp- Tiến sĩ – Bác sỹ Cao cấp – Thầy thuốc ưu tú chuyên khoa Nam học – Tiết niệu.
- Nguyên là giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Phó Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam.
- Ủy viên thường vụ Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam.
- Phó chủ tịch Hội Tiết niệu- Thận học miền Bắc.
- Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng là bác sỹ chuyên khoa nam học có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục của nam giới (viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh – tinh hoàn, viêm túi tinh, …), các bệnh rối loạn chức năng tình dục (rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, …), các rối loạn phát triển cơ thể (hẹp bao quy đầu, xơ ngắn phanh bao quy đầu, cong vẹo dương vật, …), các bệnh về lão hóa (mãn dục, u tuyến tiền liệt, …), hiếm muộn và vô sinh(suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tìm thấy nguyên nhân: giãn tĩnh mạch tinh, các tổn thương của tinh hoàn, …; suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng không tìm thấy nguyên nhân và không có tinh trùng trong tinh dịch).
-
Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng còn có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh của hệ tiết niệu (các bệnh về sỏi: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi kẹt niệu đạo; các bệnh lý về khối u: ung thư thận, ung thư niệu quản, ung thư bàng quang, ung thư niệu đạo, ung thư dương vật, ung thư tinh hoàn; các dị dạng: hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, niệu quản phình to, niệu quản đổ lạc chỗ, …; viêm cơ quan tiết niệu: viêm bể thận-thận, viêm bàng quang, …), các bệnh lý cấp cứu về sinh dục-tiết niệu (xoắn tinh hoàn, cương đau dương vật kéo dài, vỡ vật hang, chấn thương tinh hoàn, …, chấn thương thận, vỡ bàng quang, đứt niệu đạo, …).