Ăn khoai mì có bị mưng mủ không?
Củ khoai mì, hay nhiều địa phương gọi là củ sắn, là một loại lương thực quen thuộc với người dân Việt Nam. Khoai mì có khả năng cung cấp năng lượng và nguồn chất xơ dồi dào, đồng thời đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nhiều người có vết thương hở muốn ăn khoai mì nhưng lại băn khoăn, thắc mắc không biết ăn khoai mì có bị mưng mủ không. Thấu hiểu được điều này, bài viết hôm nay Đa khoa Y học Quốc tế sẽ chia sẻ những thông tin giúp bạn giải đáp.
- 1. Khoai mì là gì?
- 2. Ăn khoai mì có tốt cho sức khỏe không?
- 3. Ăn khoai mì có bị mưng mủ không?
- 4. Cách chế biến khoai mì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Khoai mì là gì?
Cây khoai mì (sắn) có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cây khoai mì là phần rễ bởi nó đem lại nhiều tác dụng. Củ khoai mì được hình thành khi rễ cây tích lũy tinh bột và phát triển lớn lên.
Khoai mì được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới bởi khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các nhà nghiên cứu cho rằng khoai mì là một trong những loại cây trồng chịu hạn tốt nhất. Loại củ này thường được sử dụng làm thực phẩm của người dân ở những quốc gia còn nghèo, chưa phát triển. Chúng ta có thể ăn củ khoai mì bằng cách luộc/ hấp chín, nấu xôi, nấu chè hoặc nghiền thành bột để làm bánh,… Ít người biết rằng củ khoai mì được sử dụng như một nguyên liệu chính để sản xuất bột năng dùng trong ẩm thực.
Khoai mì là gì?
Khoai mì được chứng minh là một loại củ rất giàu calo và carbohydrate. Trong 100g khoai mì luộc cung cấp cho cơ thể 112 calo. Phần lớn lượng calo trong khoai mì (98%) đến từ carbohydrate và phần còn lại là từ hàm lượng nhỏ protein và chất béo. Bên cạnh đó, loại củ này cũng chứa nguồn chất xơ, khoáng chất và vitamin phong phú.
Trong 100g khoai mì luộc có chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu sau:
- Calo: 112
- Carbohydrate: 27g
- Chất xơ: 1g
- Vitamin B1: 20% RDI (khẩu phần khuyến cáo hằng ngày)
- Phốt pho: 5% RDI (khẩu phần khuyến cáo hằng ngày)
- Canxi: 2% RDI (khẩu phần khuyến cáo hằng ngày)
- Vitamin B2: 2% RDI (khẩu phần khuyến cáo hằng ngày).
Dinh dưỡng có trong khoai mì luộc
Ăn khoai mì có tốt cho sức khỏe không?
- Cải thiện chứng đau nửa đầu
Trong thành phần của khoai mì có chứa vitamin B2 và riboflavin – những hoạt chất giúp làm giảm các cơn đau đầu liên tục và hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa trị chứng đau nửa đầu. Bạn có thể ngâm 60g củ hoặc lá khoai mì trong khoảng 2 giờ và ép lấy nước uống để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nửa đầu hiệu quả.
- Tốt cho hệ tiêu hóa
Khoai mì cung cấp nguồn chất xơ không hòa tan dồi dào rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Hàm lượng lớn chất xơ này có khả năng hấp thụ tất cả chất độc lắng đọng trong ruột, từ đó giúp cơ thể hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Cải thiện thị lực
Hàm lượng vitamin A trong khoai mì đem lại lợi ích rất tuyệt vời cho sức khỏe đôi mắt, giúp ngăn ngừa tình trạng thị lực kém hoặc chứng mù mắt.
- Cải thiện tình trạng tiêu chảy
Khoai mì có đặc tính chống oxy hóa có khả năng hỗ trợ khắc phục tình trạng tiêu chảy. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên đun sôi rễ củ mì và lấy phần nước uống để loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho dạ dày và cải thiện triệu chứng tiêu chảy.
- Hạn chế nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là sự kết hợp của các vấn đề sức khỏe như: lượng đường trong máu cao, tăng huyết áp, mức cholesterol xấu cao, số đo vòng eo lớn,… Những người mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tiểu đường và tim mạch. Khoa học đã chứng minh hàm lượng lớn flavonoid và chất xơ có trong khoai mì sẽ giúp bảo vệ cơ thể chống lại hội chứng chuyển hóa và các biến chứng nguy hiểm liên quan đến hội chứng này.
- Cung cấp nguồn năng lượng lớn
Khoai mì là loại củ giàu carbohydrate – có khả năng hỗ trợ cải thiện chức năng não và cung cấp nguồn năng lượng phong phú cho cơ thể. Bên cạnh đó, protein có trong khoai mì cũng giúp duy trì sức khỏe cơ bắp và nuôi dưỡng các mô của cơ thể luôn phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, ăn khoai mì sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe thần kinh và tình trạng loãng xương.
- Giảm sốt
Khoai mì luộc cùng với lá hoặc đun thành nước uống có thể giúp bạn hạ sốt nhanh chóng, an toàn.
- Giảm nguy cơ giun sán đường ruột
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ăn khoai mì có thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của giun sán trong dạ dày và đường ruột, gây ra các bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn khoai mì có bị mưng mủ không?
Các chuyên gia cho rằng ăn khoai mì một cách khoa học với số lượng vừa phải sẽ không làm vết thương hở bị mưng mủ. Thân cây, lá và củ khoai mì đã được chứng minh là rất có lợi trong việc điều trị, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Khi bị vết thương hở có thể ăn khoai mì, sẽ không bị mưng mủ
Do đó, khi bị vết thương hở, bạn không cần kiêng ăn khoai mì. Thay vào đó, hãy tránh xa những món ăn sau đây để tránh bị mưng mủ, sẹo xấu và nhiễm trùng vết thương:
- Kiêng ăn thịt gà và các món ăn được chế biến từ gạo nếp vì những loại thực phẩm này có thể gây mưng mủ, ngứa ngáy và thậm chí là để lại sẹo lồi mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, đồ nếp có đặc tính nóng nên rất dễ làm vết thương của bạn bị nhiễm trùng và kéo dài thời gian hồi phục. Đặc biệt, bạn cần tránh ăn thịt gà, đồ nếp khi vết thương đang trong thời kỳ mọc da non.
- Kiêng ăn rau muống cho đến khi vết thương liền miệng vì loại rau này có chứa chất Madecassol có thể gây sẹo lồi.
- Hạn chế ăn thịt bò để tránh bị sẹo thâm.
- Tránh ăn hải sản bởi loại thực phẩm này có thể khiến người có vết thương hở bị dị ứng, ngứa ngáy, khó chịu và có thể hình thành sẹo về sau.
- Kiêng ăn trứng, nhất là trong giai đoạn vết thương đang lên da non, bởi trứng có khả năng thúc đẩy quá trình tăng sinh mô sợi collagen quá mức dẫn đến sẹo lồi.
Top những thực phẩm nên tránh khi bị vết thương hở
Cách chế biến khoai mì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Để ăn khoai mì mà không lo bị mưng mủ vết thương, bạn nên ăn với một số lượng vừa phải và chế biến một cách khoa học để tránh gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là các bước chế biến khoai mì bạn có thể tham khảo áp dụng để đảm bảo an toàn cho vết thương hở nói riêng và sức khỏe nói chung:
- Gọt vỏ: Vỏ khoai mì có chứa hầu hết các hợp chất tạo ra xyanua – một loại hóa chất cực độc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, bạn cần gọt vỏ khoai mì sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Ngâm khoai mì: Để giảm lượng hóa chất có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên ngâm khoai mì trong nước khoảng 48 – 60 giờ trước khi chế biến.
- Nấu chín: Khoai mì sống được phát hiện có chứa nhiều các chất độc hại, do đó, việc nấu chín khoai mì trước khi ăn bằng cách luộc, hấp hoặc nướng là rất quan trọng.
- Ăn khoai mì cùng protein: Để tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên kết hợp ăn khoai mì cùng một số thực phẩm giàu protein như: trứng, sữa, các loại hạt,… bởi protein có khả năng giúp loại bỏ xyanua độc hại ra khỏi cơ thể.
- Duy trì một chế độ ăn uống khoa học: Bên cạnh việc ăn khoai mì, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm lành mạnh để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ăn khoai mì có bị mưng mủ không?”. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc nhấp chuột TẠI ĐÂY để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Cập nhật lần cuối: 14.03.2023
Dương vật chảy mủ màu vàng là hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Vậy dương vật […]
Đọc tiếpSùi mào gà là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, rất dễ lây lan và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là các nốt mụn thịt màu hồng nhạt, mềm ở vùng sinh dục, khi cọ xát mạnh thì các nốt mụn này […]
Đọc tiếpKhi có vết thương hở, bên cạnh việc chăm sóc và xử lý vết thương đúng cách thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp thì sẽ giúp cho quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh […]
Đọc tiếpKhoai lang từ lâu đã được biết đến với công dụng giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, món khoai lang sấy cũng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm món ăn vặt hàng ngày. Ăn khoai lang sấy nhiều có béo không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy […]
Đọc tiếpKhoai lang là thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, do khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường nên những người đang có vấn đề về cân nặng thường e ngại. Vậy 1 củ khoai mang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không? Hãy cùng các chuyên gia giải […]
Đọc tiếp- Tốt nghiệp đại học y Thái Bình
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa
- Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình”.
- Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình.
- Chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa
- Điều trị vô sinh – hiếm muộn
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: phá thai an toàn dưới 12 tuần tuổi.
- Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…