Tiểu buốt ra máu cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Hiện tượng cơ thể có những biểu hiện bất thường, tiểu buốt, tiểu ra máu… là những dấu hiệu nguy hiểm và cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt tình trạng tiểu buốt tiểu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em phụ nữ bị viêm đường tiết niệu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên đặc biệt đối với nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng rất nguy hiểm.
- 1. Tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu ở nữ giới
- 2. Đi tiểu buốt ra máu cảnh báo bệnh gì?
- 3. Biểu hiện đặc trưng của viêm đường tiết niệu ở nữ giới
- 4. Những biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu ở nữ giới
- 5. Biện pháp điều trị tiểu buốt ra máu ở nữ giới do viêm đường tiết niệu
- 6. Cách phòng tránh tình trạng tiểu buốt ra máu hiệu quả
Tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu ở nữ giới
Nước tiểu là sản phẩm của quá trình bài tiết rất bình thường của cơ thể. Tình trạng nước tiểu, lượng nước, màu sắc… có thể phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Thông thường nước tiểu sẽ có màu hơi vàng khi bạn uống ít nước hoặc không màu khi bạn uống nhiều nước. Khi nước tiểu có lẫn máu, kèm với tình trạng tiểu buốt có thể là dấu hiệu viêm đường tiết niệu hoặc dấu hiệu cơ thể mắc một số vấn đề bệnh lý nào đó nguy hiểm. Tình trạng tiểu buốt ra máu là tình trạng nước tiểu có xuất hiện hồng cầu, nước tiểu vẩn đục có màu đỏ nhạt, đỏ cam hoặc hồng và có kèm với cảm giác nóng rát hoặc buốt…
Tiểu buốt, tiểu ra máu cảnh báo bệnh gì?
Đi tiểu buốt ra máu cảnh báo bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu như: nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý như: sỏi thận, sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, lạc nội mạc tử cung… Tuy nhiên ở nữ giới khi xuất hiện hiện tượng đau bụng dưới kèm với tiểu buốt, tiểu ra máu thì phần lớn là do nguyên nhân viêm nhiễm đường tiết niệu.
Tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ giới là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu, chủ yếu do vi khuẩn, nấm men, và sỏi tiết niệu gây nên.
Tiểu buốt ra máu là triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu sảy ra khi môi trường nước tiểu có những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm gây viêm đường tiết niệu. Khi lượng vi khuẩn tăng lên và đạt đến mức độ cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Ngoài ra tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu có thể còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiểu buốt, nước tiểu có lẫn máu ở nữ giới. Khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi vệ sinh, tiểu buốt, tiểu ra máu đi kèm với tình trạng đau lưng, đặc biệt là đau lưng dưới và đau bụng dưới.
- Viêm nhiễm âm đạo: Tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu buốt, tiểu rát và có lẫn máu. Ngoài ra tình trạng viêm nhiễm vùng kín cũng là nguyên nhân khiến vùng kín ngứa ngáy, khí hư có mùi hôi, đau rát khi quan hệ.
- Viêm bàng quang: Viêm bàng quang sẽ khiến người bệnh có biểu hiện tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nước tiểu có máu vàng đậm, vẩn đục hoặc nước tiểu có lẫn máu. Nguyên nhân gây viêm bàng quang phổ biến do vi khuẩn E.coli lây nhiễm gây lên.
Biểu hiện đặc trưng của viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Một số biểu hiện đặc trưng của tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu mà chị em nữ giới có thể nhận biết như:
- Tiểu ra máu: Nước tiểu có lẫn máu là biểu hiện đặc trưng của viêm đường tiết niệu. Tình trạng tiểu ra máu, tiểu buốt do các tế bào mô ở đường tiết niệu bị viêm và trở nên nhạy cảm gây nên cảm giác đau rát hoặc nóng rát khi nước tiểu đi qua.
- Nước tiểu đục có lẫn các sợi máu nhỏ: Đây cũng là biểu hiện rất đặc trưng của viêm đường tiết niệu và sỏi tiết niệu. Nước tiểu sẽ thường có mùi hôi khó chịu, màu nước tiểu đục và có thể có những sợi máu nhỏ.
- Tiểu nhiều lần: Khi đường tiết niệu viêm nhiễm, vi khuẩn tiết xúc với hệ thống tiết niệu, cơ thể sẽ có những cảnh báo viêm nhiễm vì vậy có thể khiến cơ thể có những phản ứng khác nhau với vi khuẩn xâm nhập và gây nên hiện tượng tiểu nhiều lần.
Những biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Viêm đường tiết niệu ở nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ giới, nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của thận, gây viêm nhiễm trùng thận, thậm chí gây ảnh hưởng đến bể thận rất nguy hiểm.
- Viêm đường tiết niệu không được điều trị tích cực sẽ gây nên tình trạng áp xe hóa, nhiễm trùng máu hoặc thậm chí gây tử vong.
- Đối với phụ nữ đang mang thai, nếu bị viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng xấu gây sảy thai, sinh con non hoặc thai nhi bị dị tật…
- Viêm đường tiết niệu khi phát hiện muộn có thể gây viêm tắc vòi trứng, khiến chị em nữ giới gia tăng tỷ lệ hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới.
- Viêm đường tiết niệu cũng là dấu hiệu cảnh báo lây nhiễm các bệnh lý sinh dục, lây qua đường tình dục nguy hiểm như: sùi mào gà, lậu, giang mai…
Biện pháp điều trị tiểu buốt ra máu ở nữ giới do viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu, biểu hiện đặc trưng qua tình trạng tiểu buốt ra máu, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm đường tiết niệu. Biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu sẽ được bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh… để có thể có biện pháp điều trị kịp thời và thích hợp, mang lại hiệu quả.
- Biện pháp điều trị nội khoa: Biện pháp điều trị bằng thuốc có thể được bác sĩ chỉ định áp dụng, các loại thuốc chuyên khoa được dùng để ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, nấm men. Đồng thời loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm một cách hiệu quả và cải thiện các biểu hiện tiêu cực bên ngoài như: ngứa ngáy, đau rát khó chịu, tiểu ra máu…
- Sử dụng ánh sáng sinh học: Ngoài việc sử dụng thuốc ra thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị kết hợp với công nghệ ánh sáng sinh học để làm sạch vùng kín, niệu đạo, đường tiết niệu… phương pháp công nghệ ánh sáng sinh học đem lại hiệu quả loại bỏ đến 80% vi khuẩn gây hại, đem lại hiệu quả điều trị khoảng 50-60% trong lần sử dụng đầu tiên.
- Điều trị ngoại khoa: Đối với trường hợp viêm đường tiết niệu có dấu hiệu của sỏi tiết niệu thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng sóng xung kích để tan sỏi hoặc phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Nếu sỏi có kích thước nhỏ có thể sử dụng thuốc chuyên khoa và kết hợp với vận động và uống nhiều nước ít nhất là 2.5 lít nước để đẩy sỏi ra ngoài mà không cần phải phẫu thuật.
Để đem lại hiệu quả trong việc điều trị tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu do nguyên nhân viêm đường tiết niệu gây nên có được hiệu quả cao, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khác nhau mà không có chỉ định của bác sĩ, việc này có thể là nguyên nhân khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng và gây khó khăn hơn trong quá trình điều trị.
Cách phòng tránh tình trạng tiểu buốt ra máu hiệu quả
Tiểu buốt, nước tiểu có lẫn máu do viêm nhiễm đường tiết niệu là tình trạng hoàn toàn có thể phòng tránh được, dưới đây là một số những lưu ý để chị em nữ giới có thể tham khảo, phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu hiệu quả:
- Thăm khám phụ khoa: Tình trạng viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm rất hay gặp phải ở nữ giới. Vì vậy nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường của vùng kín thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tình trạng viêm đường tiết niệu khi phát hiện sớm có thể chữa trị dễ dàng, tuy nhiên tránh chủ quan để bệnh nặng gây biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra chị em nữ giới cũng nên thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ 3-6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm các mầm bệnh và chủ động điều trị sớm.
- Uống đủ nước: Nữ giới nên xây dựng thói quen uống nhiều nước, có thể nên uống từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để cải thiện, hỗ trợ hoạt động của thận hiệu quả hơn. Hạn chế tình trạng lây nhiễm ngược dòng lên thận gây viêm bể thận nguy hiểm.
- Không nên nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu là một nguyên nhân khiến nước tiểu ứ đọng và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vì vậy bạn không nên nhịn tiểu, mà nên đi ngay khi cơ thể có nhu cầu và nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh vùng kín bị vi khuẩn xâm nhập.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên lau rửa, và vệ sinh đúng cách. Đặc biệt trong những ngày hành kinh thì nên chú ý vệ sinh, thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất là 3-4 tiếng/lần, mặc đồ vừa size, không nên mắc đồ lót quá bó sát khiến vùng kín bí bách, cọ xát.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi và đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Không nên thức quá khuya, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, quan hệ tình dục lành mạng và an toàn.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên chị em phụ nữ có thể hiểu hơn về tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu do nguyên nhân cũng như cách điều trị của viêm đường tiết niệu. Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu rắt kèm vời tình trạng ra máu, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra nếu bạn có thêm câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 02438.255.599 – 083.6633.399 hoặc click [TẠI ĐÂY] để nhận được tư vấn từ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
Cập nhật lần cuối: 17.08.2022
Hiện tượng tiểu buốt sau khi quan hệ tình dục là tình trạng rất hay gặp phải cả nam giới và nữ giới. Tình trạng gây hoang mang, lo lắng và gây nên nhiều khó chịu. Nguyên nhân của tình trạng tiểu buốt sau khi quan hệ là do đâu, nó có ảnh hưởng như […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân