1 củ khoai lang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không?
Khoai lang là thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, do khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường nên những người đang có vấn đề về cân nặng thường e ngại. Vậy 1 củ khoai mang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không? Hãy cùng các chuyên gia giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết sau đây.
- 1. 1 củ khoai lang bao nhiêu calo?
- 2. Ăn khoai lang có giảm cân không?
- 3. Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
- 4. Cách ăn khoai lang giảm cân hiệu quả
- 5. Giải đáp những thắc mắc liên quan đến ăn khoai lang giảm cân
1 củ khoai lang bao nhiêu calo?
Khoai lang là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể trong 100g khoai lang chứa khoảng 86 calo. Vậy 1 củ khoai lang bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, 1 củ khoai lang trung vùng chứa khoảng 180- 200 calo, trong đó lượng tinh bột chiếm khoảng 10%.
Ngoài ra, trong khoai lang còn có nhiều chất dinh dưỡng khác:
- Nước: 86.8gr
- Chất đạm: 2.49gr
- Chất xơ: 5.3gr
- Carbs: 8.82gr
- Vitamin C: 11mg
- Nhóm vitamin B như 0.156mg vitamin B1, 0.345mg vitamin B2, 1.13mg vitamin B3,…
- Các khoáng chất: 78mg canxi, 70mg magie, 608 mg kali,…
Bên cạnh đó, mỗi loại khoai lang và cách chế biến sẽ có hàm lượng calo khác nhau. Theo đó, cứ 100g khoai lang tím có chứa khoảng 86 calo. 1 của khoai lang tím có kích thước trung bình và nặng từ 180g có thể cung cấp calo lên đến 155 calo.
Đối với khoai lang mật có kích thước trung bình nặng khoảng 180g sẽ cung cấp 185 calo. Có thể thấy, lượng calo của khoai lang mật nhiều hơn khoai lang tim mặc dù có trọng lượng tương đương nhau.
Khoai lang chiên bao nhiêu calo?
Lượng calo sẽ thay đổi theo từng cách chế biến khoai lang khác nhau:
- Khoai lang luộc/hấp: Khoai lang luộc sẽ chứa khoảng 86- 87 calo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang đã được luộc sẽ chiếm khoảng 86 calo trong 100g.
- Khoai lang nướng: Hàm lượng calo sau khi nướng sẽ hao hụt đi do quá trình nướng làm khoai lang mất nước. Tuy nhiên lượng calo mất đi này cũng không đáng kể, nó duy trì ở khoảng 84- 85 calo trong 100g khoai lang nướng.
- Khoai lang chiên: Để làm món khoang lang chiên cần khoảng 100g bột mì, 20g bột chiên giòn, 100g đường, dầu ăn và sữa tươi không đường. Như vậy, trong 970g khoai lang chiên có chứa khoảng 1340 calo.
Ăn khoai lang có giảm cân không?
Nhiều người thường áp dụng chế độ ăn kiêng, giảm cân với khoai lang. Vậy thực hư ăn khoai lang có giảm cân không?
Ăn khoai lang đúng cách để giảm cân
Các chuyên gia cho biết, việc ăn khoai lang đúng cách có thể giúp giảm cân hoặc duy trì cân nặng lý tưởng nhờ các lợi ích mà nó mang lại:
- Chỉ số đường huyết thấp
Tuy hàm lượng đường trong khoai lang khá cao nhưng nó lại được đánh giá thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Cụ thể đối với khoai lang luộc có chỉ số đường huyết là 55.
Do đó, việc ăn khoai lang sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn chậm hơn, không gây tăng đột biến lượng đường trong máu, đặc biệt là khả năng ổn định nồng độ insulin.
Thậm chí, một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như khoai lang còn giúp cơ thể no lâu, kiểm soát được sự thèm ăn, từ đó giảm cân hiệu quả.
- Giàu chất xơ
Khoai lang giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan dưới dạng pectin sẽ làm tăng cảm giác no và giả lượng thức ăn được hấp thụ. Trong khoai lang còn chứa hàm lượng nước cao, giúp bù nước cho các tế bào và góp phần trong quá trình trao đổi chất, nhờ đó ngăn ngừa việc tích tụ chất béo, hỗ trợ loại bỏ độc tố và cân bằng độ pH trong cơ thể.
- Cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể
Tương tự như các loại củ khác, khoai lang cũng là loại củ chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt cần cho những người đang trong chế độ ăn uống khắt khe cho việc giảm cân.
Tiêu biểu như vitamin A dồi dào trong khoai lang có khả năng chống lại sự nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe đôi mắt. Magie có tác dụng giảm sự căng thẳng và tình trạng lo lắng, mangan có trong khoai lang giúp kích thích sự tăng trưởng và hoạt động trao đổi chất.
- Cung cấp nước cho cơ thể
Ngoài những yếu tố trên thì khoai lang còn được xem như thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả bởi nó chứa hàm lượng nước cao đến 77% là nước. Do đó, ăn khoai lang đặc biệt là khoai lang luộc sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể được bù nước và quá trình trao đổi chất được diễn ra hiệu quả hơn. Từ đó, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và tạo cảm giác no lâu hơn.
Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
Đối với những người quan tâm đến sức khỏe và giảm cân thì khoai lang chính là lựa chọn hoàn hảo. Bởi nó không chỉ là thực phẩm giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả mà còn có nhiều tác dụng cho cơ thể, cụ thể như:
- Khoai lang giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư
Theo các nghiên cứu khoa học, khoai lang có khả năng tiêu diệt, gây ức chế và ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan. Ăn khoai lang thường xuyên còn giúp phòng ngừa và đẩy lùi các gốc tự do gây bệnh, đặc biệt là khoai lang tím.
- Bảo vệ đôi mắt
Nhờ hàm lượng vitamin A cao có trong khoai lang giúp đôi mắt khỏe mạnh. Sử dụng khoai lang vừa phải có khả năng cải thiện các vấn đề về mắt như: mắt khô, giảm thị lực, đục thủy tinh thể, thoái hóa nhãn áp và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân vi khuẩn, virus.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
Các chuyên gia cho biết, việc tiêu thụ khoai lang đúng cách giúp giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch. Chất anthocyanins trong khoai lang còn có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tổn thương não do đột quỵ. Đồng thời ngăn cản sự tạo thành cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ tai biến nguy hiểm.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường
Khoai lang được coi là nhóm thực phẩm có hàm lượng đường thấp, có tác động cân bằng lượng đường trong máu. Theo đó, ăn lượng khoai lang phù hợp kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường vitamin và khoáng chất giúp kiểm soát tốt hơn bệnh tiểu đường.
Cách ăn khoai lang giảm cân hiệu quả
Sau khi đã tìm hiểu 1 củ khoai lang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không? Có thể thấy, lượng calo trong khoai lang không quá cao và phù hợp với những người đang muốn giảm cân. Tuy nhiên, cách chế biến khoai cũng có tác động đến hàm lượng calo. Vì vậy, lựa chọn phù hợp nhất để kiểm soát cân nặng với khoai lang là ăn khoai khang luộc.
Bên cạnh đó, cần lưu ý những điều sau đây để giảm cân bằng khoai lang hiệu quả:
Đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn
Để phương pháp giảm cân bằng khoai lang mang lại hiệu quả thì bạn cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất. Bạn không nên thay thế bữa ăn hoàn toàn chỉ bằng khoai lang mà phải kết hợp khoai lang với các thực phẩm dinh dưỡng khác, đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Thực đơn giảm cân bằng khoai lang
Lựa chọn thời điểm ăn khoai lang hợp lý
Để giảm cân hiệu quả thì chỉ nên ăn khoai lang vào buổi sáng và buổi trưa. Có thể tham khảo thực đơn sau đây:
- Buổi sáng: Nên ăn 1 củ khoai lang cùng với 1 cốc sữa tươi không đường và rau xanh để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
- Buổi trưa: Ăn khoai lang vào bữa trưa là cách giảm cân hiệu quả nhất đo lượng canxi trong khoai lang phải cần từ 4- 5 tiếng để hấp thụ được. Thay thế cơm bằng khoang lang sẽ giúp tạo cảm giác no lâu và đủ năng lượng để có thể làm việc đến tối, hạn chế được việc ăn quá nhiều.
- Bữa tối: Nên hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể trong thời gian này, chỉ nên ăn 1 củ khoai cùng với rau xanh. Không nên bổ xung chất béo và không ăn khoai lang 2 tiếng trước khi đi ngủ vì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Giải đáp những thắc mắc liên quan đến ăn khoai lang giảm cân
Ngoài vấn đề 1 củ khoai bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có béo không. Thì dưới đây là những thắc mắc cũng được nhiều người quan tâm khi giảm cân với khoai lang:
- Ăn khoai lang buổi sáng có tốt không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn khoai lang vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe. Ăn một củ khoai lang vào mỗi buổi sáng có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng để bắt đầu một ngày làm việc mới.
Khoai lang là loại thực phẩm thơm ngon, dễ ăn, tạo cảm giác no lâu giúp không bị mệt mỏi khi làm việc, đồng thời cải thiện sự tập trung, tỉnh táo trong công việc. Mặc dù ăn khoai lang sẽ tạo cảm giác no lâu nhưng không gây cảm giác đầy bụng hay khó chịu.
Đặc biệt là khoai lang dễ ăn, tiện làm lại tiết kiệm được nhiều thời gian cho buổi sáng. Trên thực tế, nhiều người chọn khoai lang là món ăn sáng yêu thích của họ. Một củ khoai lang nấu chín với 1 ly sữa có thể cung cấp cho bạn đủ năng lượng cho buổi sáng bận rộn.
- Ăn khoai lang buổi tối có béo không?
Các chuyên gia khẳng định, ăn khoai lang buổi tối không gây béo nếu sử dụng một cách khoa học.
Nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 1- 2 tiếng và sau khi ăn xong nên vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể tiêu thụ được lượng calo đưa vào cơ thể, giải phóng nguồn năng lượng.
Sau 1 tiếng cơ thể hầu như đã có thể tiêu thụ hết những thứ dễ tiêu hóa trong củ khoai lang, còn lại chất xơ khó phân hủy, nó sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa, nó sẽ kéo theo nhiều chất béo bám vào thành ruột, cũng như kéo theo rất nhiều chất bám dính ở thành dạ dày của chúng ta, cũng như cuốn theo các chất béo còn tích tụ trong cơ thể tiêu hóa.
- Ăn khoai lang mật có béo không?
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khoai mật hầu như không có chứa chất béo và cholesterol. Vì vậy, nếu ăn khoai lang mật có thể ngăn ngừa quá trình chuyển hóa chất, ngăn chặn chất béo tích tụ. Mặt khác, loại khoai này chứa chất bão hòa giúp tạo cảm giác no lâu. Từ đó, giảm hấp thụ các dinh dưỡng từ thực phẩm khác. Vì vậy, có thể kết luận ăn khoai lang mật không béo.
Mong rằng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc 1 củ khoai lang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không? Nếu như còn vấn đề nào khác về sức khỏe hoặc chế độ dinh dưỡng còn chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.
Cập nhật lần cuối: 23.03.2023
Dương vật chảy mủ màu vàng là hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Vậy dương vật […]
Đọc tiếpSùi mào gà là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, rất dễ lây lan và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là các nốt mụn thịt màu hồng nhạt, mềm ở vùng sinh dục, khi cọ xát mạnh thì các nốt mụn này […]
Đọc tiếpKhi có vết thương hở, bên cạnh việc chăm sóc và xử lý vết thương đúng cách thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp thì sẽ giúp cho quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh […]
Đọc tiếpKhoai lang từ lâu đã được biết đến với công dụng giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, món khoai lang sấy cũng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm món ăn vặt hàng ngày. Ăn khoai lang sấy nhiều có béo không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy […]
Đọc tiếpTrong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bất kỳ ai cũng có khả năng xuất hiện các vết thương hở. Phần lớn các vết thương hở này có kích thước nhỏ và không quá nghiêm trọng nên có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bị vết […]
Đọc tiếp- Tiến sĩ – Bác sỹ Cao cấp – Thầy thuốc ưu tú chuyên khoa Nam học – Tiết niệu.
- Nguyên là giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Phó Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam.
- Ủy viên thường vụ Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam.
- Phó chủ tịch Hội Tiết niệu- Thận học miền Bắc.
- Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng là bác sỹ chuyên khoa nam học có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục của nam giới (viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh – tinh hoàn, viêm túi tinh, …), các bệnh rối loạn chức năng tình dục (rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, …), các rối loạn phát triển cơ thể (hẹp bao quy đầu, xơ ngắn phanh bao quy đầu, cong vẹo dương vật, …), các bệnh về lão hóa (mãn dục, u tuyến tiền liệt, …), hiếm muộn và vô sinh(suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tìm thấy nguyên nhân: giãn tĩnh mạch tinh, các tổn thương của tinh hoàn, …; suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng không tìm thấy nguyên nhân và không có tinh trùng trong tinh dịch).
-
Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng còn có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh của hệ tiết niệu (các bệnh về sỏi: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi kẹt niệu đạo; các bệnh lý về khối u: ung thư thận, ung thư niệu quản, ung thư bàng quang, ung thư niệu đạo, ung thư dương vật, ung thư tinh hoàn; các dị dạng: hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, niệu quản phình to, niệu quản đổ lạc chỗ, …; viêm cơ quan tiết niệu: viêm bể thận-thận, viêm bàng quang, …), các bệnh lý cấp cứu về sinh dục-tiết niệu (xoắn tinh hoàn, cương đau dương vật kéo dài, vỡ vật hang, chấn thương tinh hoàn, …, chấn thương thận, vỡ bàng quang, đứt niệu đạo, …).